KÍ ỨC ĐẸP
Thắm thoát đã 20 năm, kể từ ngày tôi chính thức được các em nhỏ gọi tôi là “cô giáo”. Cái cách gọi thân thương mà tôi đã ấp ủ từ thời thơ bé. Lúc ấy, tôi thường cùng với mấy đứa trẻ con trong xóm chơi trò chơi “ dạy học” và tôi luôn được đóng vai “ cô giáo”, tay cầm thước gõ vào bảng đen, bọn trẻ thì ê a đọc theo,… giấc mơ về “người lái đò đưa khách qua sông”theo tôi từ đó.
KÍ ỨC ĐẸP
Thắm thoát đã 20 năm, kể từ ngày tôi chính thức được
các em nhỏ gọi tôi là “cô giáo”. Cái cách gọi thân thương mà tôi đã ấp ủ từ thời
thơ bé. Lúc ấy, tôi thường cùng với mấy đứa trẻ con trong xóm chơi trò chơi “ dạy
học” và tôi luôn được đóng vai “ cô giáo”, tay cầm thước gõ vào bảng đen, bọn
trẻ thì ê a đọc theo,… giấc mơ về “người lái đò đưa
khách qua sông”theo tôi từ đó.
Ngày tôi tập trung về phòng giáo dục Xuân Lộc để chọn
nơi công tác, tôi đã không ngần ngại chọn ngay ngôi trường THCS Xuân Hòa- tọa lạc
ở cuối huyện Xuân Lộc- nơi mà ngày còn chiến tranh có tên là “Rừng lá”. Nơi ấy,
tôi đã có một thời tuổi thơ,một kí ức rất đẹp. Thuở mà tôi còn cắp sách, cuốc bộ
hơn 2km để được tới trường dù mưa hay nắng. Tôi luôn có suy nghĩ mình sẽ về lại
nơi này để công tác sau khi tốt nghiệp. Bạn tôi luôn thắc mắc vì sao tôi lại có
quyết định như vậy dù tôi vẫn có cơ hội chọn nơi tốt hơn. Câu trả lời đơn giản
vì đây là nơi tôi được sinh ra và lớn lên, nơi ấp ủ bao mơ ước chưa được thực
hiện. Nơi đây
còn lưu giữ bao kỷ niệm của tuổi học trò …Vì vậy, tôi có thể nói rằng được
về làm việc ở ngôi trường đầu tiên – THCS Xuân Hòa là niềm tự hào , hạnh phúc lớn
nhất trong cuộc đời tôi . Vì ở đó có thầy cô cũ của tôi : Cô Tùng, Cô Hiếu, Thầy
Khoa,… Và có cả kí ức của cô giáo mà tôi yêu quý nhất- Cô Nguyễn Thị Lam- Cô
giáo dạy môn Ngữ Văn . Cô dạy tôi năm lớp 6- năm học cuối của tôi ở ngôi trường
này…
Đã nhiều năm trôi qua, nhưng hình dáng và giọng nói của
cô vẫn còn trong kí ức của tôi, nó mãi đong đầy ….. Tôi
yêu làm sao mái tóc dài thướt tha, bồng bềnh, đôi khi bị đánh rối bởi những làn
gió vô tình. Một giọng nói nhẹ nhàng của người xứ Nghệ. Những bài giảng
của cô như rót mật vào tai tôi, ngọt ngào như lời ru của mẹ. Cách dạy của cô cũng
đặc biệt giống như cảm xúc một bài hát từ trầm bổng … Và thật xúc động khi còn
cô hát cho chúng tôi nghe những lời hát được phổ từ thơ như “ con ở Miền
Nam ra thăm lăng Bác, đã thấy trong sương hàng tre bát ngát…” , cô còn dạy
chúng tôi đọc diễn cảm nữa chứ. Tình yêu với môn Văn và tình yêu cô giáo đến với tôi từ đó.
Tôi – một đứa trẻ cứ nghĩ đến chuyện đứng truớc đám
đông là tim lại cứ run, tay chân lạnh toát mồ hôi. Ấy thế mà cô lại khuyến
khích tôi đứng trước hội trường đọc diễn cảm bài thơ “ Lượm” ….” Ngày Huế đỗ máu, chú Hà Nội về, tình cờ
chú cháu gặp nhau trên đường…...Sau giờ dạy, thay vì về phòng tập thể nghỉ
ngơi, cô lại dành thời gian ngồi lại bên tôi, dạy cho tôi đọc từng dòng thơ, chỉnh
sửa từng ngữ điệu lên xuống. Hình ảnh cô đứng nép sau cánh gà động viên tôi,
khiến tôi thật sự xúc động và nhớ mãi.
Ngày ấy, tôi mê học văn đến nỗi luôn mong đến giờ được
gặp cô. Tôi đã từng lẻo đẻo theo sau lưng cô khi cô tan trường mà cô không hề
hay biết. Có lần, tôi rón rén nhìn cô qua khe cữa phòng giáo viên trong giờ giải
lao. Khi cô bắt gặp, thay vì làm tôi sợ, cô đã nhẹ nhàng ra gặp tôi và tìm hiểu
tâm tư của tôi. Cô nhẹ nhàng hỏi tôi:
“Có gì không em, Hà?” Tôi sợ lắm, nhưng vì cô dịu dàng đến nỗi mà tôi không hề
ngại ngùng hỏi xin mượn cô quyển sách “ những bài văn hay” mà cô thường giới
thiệu cho chúng tôi. Và dĩ nhiên là cô đã sẳn lòng đem cho tôi mượn không chỉ một
mà cả hai quyển. Điều này, cho tôi một cảm giác được tin tưởng và bài học đầu đời
cô dạy tôi là tình yêu thương và lòng tin của cô giáo đối với học sinh của
mình.
Bánh xe thời gian trôi qua, khi tôi theo anh chị chuyển trường về học ở Thị xã
Long Khánh. Một học sinh lớp 8, phải rời xa mẹ, xa nơi mình được sinh ra và lớn
lên với bao kĩ niệm tuổi thơ và xa cả mái trường mến yêu,.. Tôi chơi vơi không
định hướng được nổi buồn vui trong tôi. Nhưng không đủ can đảm để nói lên quan
điểm của mình vì lúc ấy ba tôi không còn, mẹ thì vất vả vừa là một nữ hộ sinh ,
vừa công việc đồng án. Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn nuối tiếc, giá như lúc ấy
tôi tìm đến cô để tâm sự, để được nghe những lời khuyên, lời động viên từ cô.
Và ít nhất cũng có lời tạm biệt cùng cô, để cảm giác ray rứt trong tôi ít nhiều
cũng vơi bớt khi nghĩ về cô. Và có một dip, tôi cũng được về thăm trường, thăm
thầy cô cũ. Tôi vui mừng tìm về lại trường xưa, mong tìm lại hình bóng thân
thương năm nào.Nhưng … cô không còn dạy nữa, đó là kết quả mà tôi đã nhận được.
Nỗi hụt hẫng trong tôi như dâng trào, nghẹn thắc nơi cổ họng.Tôi lại một mình
quay về,…cảm giác cô đơn như ngày tôi chuyển trường. Đôi bàn chân lúc ấy sao cứ
nặng trĩu những nỗi buồn, cứ như những kĩ niệm hôm nào đang níu kéo, đang hờn
rách tôi sao không về thăm cô sớm hơn. Để đến giờ đây, ngay cả lý do cô rời bỏ
bục giảng, tôi cũng không thể biết. Cái cảm giá ray rứt ấy đã theo tôi mãi đến
khi tôi biết tin về cô….
Cô bây giờ khác xưa lắm. Vóc dáng cô đã thay đổi, cô mập
hơn xưa rất nhiều và gia đình cô cũng đã chuyển về sống ở Ông Đồn. Tôi không
dám tìm hiểu sâu hơn về gia đình cô nhưng một điều mà tôi thực sự bị sốc khi
nghe về lý do cô từ bỏ bục giảng của mình…Vì chồng cô là cán bộ Z30D, chú
chuyên đuổi bắt những kẻ phá rừng- lâm tặc, nên cô là đối tượng để chúng trả
thù. Chúng đã nhiều lần đâm thủng bánh xe và gây cho cô và đứa con nhỏ bị tai nạn
trên đường về nhà.
Thật xót xa biết bao khi chỉ vì công việc bảo vệ công
lý của chồng cô mà cô đành phải chọn rời xa mái trường, từ bỏ niềm đam mê với
phấn trắng, bảng đen để chọn lấy sự bình an cho gia đình. Thế là hình ảnh thướt
tha với tà áo dài giản dị, giọng nói dịu dàng , ngọt ngào của ngày xưa không
còn được thể hiện cho thế hệ sau này nữa . Thật đáng tiếc biết bao!...
Năm nay, tôi đã bước qua tuổi 45- với tuổi nghề 20
năm, cũng đã trải qua biết bao thăng trầm trong những chuyến đò đã qua. Nỗi thấm
thía cái cảm giác buồn vui của nghề giáo đôi lúc cũng làm tôi tưởng chừng như gục
ngã đến mức đôi khi muốn từ bỏ nghề của mình. Nhưng cứ nghĩ đến cô, lòng tôi
như lại có một ngọn lửa sưởi ấm giữa mùa đông giá lạnh. Cô đã từng dạy tôi lòng
yêu thương, sự vị tha và nghị lực để vược qua chông gai như “ hàng tre xanh”
trước lăng Bác. Dù “bão táp , mưa xa” vẫn cứ “đứng thẳng hàng”, cả sự hồn nhiên
cống hiến tuổi thơ của mình cho đất nước như cậu bé “ Lượm”,… Và rồi tôi lại tự
hứa với lòng mình phải thật hiên ngang,kiên cường để gắng bó với nghề đã chọn,
không được từ bỏ dù bất kì hoàn cảnh nào. Hãy cho đời những đóa hoa với hương
thơm ngọt ngào. Để một ngày nào đó, không cần là ngày 20/11- tết thầy cô, tôi sẽ
tìm về thăm cô với những bông hoa tươi thắm. Và tôi sẽ tự hào khoe với cô rằng
tôi đã thay cô đưa tiếp những chuyến đò mà cô đã bỏ lỡ…Những chuyến đò ấy đã về
bến an toàn với nhiều thành quả ngọt ngào.
Cô ơi ! Sau bao nhiêu
năm cô trò mình chưa hội ngộ, hình ảnh cô luôn ở trong em. Em luôn ghi nhớ lời
cô dạy, em sẽ sống kiên cường như hàng tre xanh Việt Nam, sẽ là người cô- người
mẹ của các em nhỏ, sẽ ươm cho đời những mầm xanh và nối tiếp cô truyền cảm hứng
cho nhiều thế hệ sau này như cô đã từng làm cho chúng em. Em xin cảm ơn cô và
mãi mãi nhớ về cô- Cô Nguyễn Thanh Lam.
Huỳnh
Thị Bích Hà